unrenco_logo.png

Vì một xã hội văn minh - sạch đẹp

logo iso

Loading...

Vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp nguy hại

Quy trình thu gom vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại:

Mô tả quy trình 

Sau khi khách hàng (Chủ nguồn thải) liên hệ yêu cầu thu gom, vận chuyển chất thải, nhân viên và phương tiện vận chuyển của Urenco13 sẽ đến địa điểm của Chủ nguồn thải để nhận chất thải. Tại đây, nhân viên Urenco 13 kiểm tra hiện trạng đóng gói, dán nhãn và lưu chứa chất thải theo quy định về quản lý CTNH.

Tùy theo thành phần, tính chất và đặc tính mà chất thải được lưu chứa trong các thiết bị khác nhau để việc vận chuyển được an toàn và tránh tình trạng rơi vãi, rò rỉ chất thải:

-   Các loại chất thải rắn (như giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt, hóa chất, dung môi, bao bì dính hóa chất các loại, chất thải dạng bột, rìa bo, bo mạch điện tử thải,…) sẽ được chứa trong bao PE, bao vải hoặc thùng chứa.

-   Các loại dầu nhớt, dung môi, hóa chất sẽ được chứa trong thùng chứa bằng  nhựa hoặc sắt.

-   Các loại nước thải, bùn thải lỏng được chứa trong bể chứa và vận chuyển bằng xe bồn.

Sau khi kiểm tra xác định chất thải đã được phân loại và lưu chứa đúng quy định, hai bên tiến hành cân đo xác định số lượng và bốc dỡ lên xe vận chuyển. Đồng thời Chủ nguồn thải lập Chứng từ CTNH theo mẫu quy định của Bộ TN&MT. Khi việc bốc dỡ chất thải hoàn tất, nhân viên phụ trách giao nhận kiểm tra lại để bảo đảm việc sắp xếp chất thải trên phương tiện đúng quy định về an toàn trước khi cho xe vận chuyển chất thải về Nhà máy xử lý theo đúng lộ trình quy định.

Đội ngũ công nhân viên đi nhận chất thải thường xuyên được đào tạo, huấn luyện các biện pháp ứng cứu sự cố. Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì phương tiện vận chuyển và trang thiết bị, đồ bảo hộ…để luôn luôn đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển được an toàn.

Chất thải sau khi được vận chuyển về Nhà mày được kiểm tra, bốc dỡ xuống phương tiện vận chuyển theo Quy trình lưu giữ chất thải như sau.


2. Quy trình lưu chứa chất thải

Mô tả quy trình

Xe vận chuyển chất thải khi về đến nhà máy được kiểm tra để bảo đảm suốt quá trình vận chuyển không xảy ra tình trạng xáo trộn giữa các loại chất thải.

Nếu chất thải không bị xáo trộn, Tổ phân loại sẽ đối chiếu với Chứng từ quản lý CTNH để xác định loại chất thải và bốc dỡ xuống phương tiện. Nếu chất thải đã bị xáo trộn, Tổ phân loại tiến hành phân loại sơ bộ dựa theo Chứng từ quản lý CTNH ngay khi bốc dỡ chất thải xuống xe và giao Tổ kho cân đo xác định số lượng. 

Sau khi có số liệu sơ bộ, Tổ phân loại tiến hành phân loại chi tiết và đóng gói chất thải theo quy cách để thuận tiện cho việc xử lý. Chất thải được phân loại theo nhóm tương ứng với phương án xử lý của từng loại chất thải: nhóm xử lý đốt, xử lý hóa rắn, xử lý tái chế... 

Sau khi đã phân loại, chất thải sẽ được nhập và lưu kho theo đúng khu vực đã được quy định để chờ được xuất kho xử lý theo đúng phương án xử lý đã đưa ra. 

II. XỬ LÝ, TIÊU HỦY CHẤT THẢI


1. Xử lý bằng phương pháp đốt




Mô tả công nghệ

Các loại chất thải cần đốt sẽ được đưa vào lò đốt theo từng mẻ, nhiên liệu sử dụng để đốt là dầu DO. Tại lò đốt sơ cấp nhiên liệu sẽ được phun vào lò đốt qua béc đốt để đốt cháy các chất thải và luôn duy trì nhiệt độ trong lò đốt ở nhiệt độ (550 – 6500C).

Khí sinh ra sau khi đốt từ lò đốt sơ cấp sẽ được dẫn qua lò đốt thứ cấp nhằm đốt cháy các thành phần còn lại trong khí thải ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 1000 – 1.2000C). Tương tự như lò đốt sơ cấp, trong lò thứ cấp nhiên liệu dầu DO cũng được phun vào nhằm duy trì nhiệt độ trong lò đốt. Khí sinh ra từ lò đốt chất thải sẽ được dẫn qua thiết bị trao đổi nhiệt nhằm giảm nhiệt độ xuống dưới 3000C để tránh sự hình thành các độc chất Dioxin/Furan.

Dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp thụ, bên trong có các lớp đệm vòng sứ. Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng (dung dịch NaOH) các thành phần khí acid như: HCl, HF, COX, SOx, NOx, bụi ... sẽ được loại bỏ ra khỏi khí thải trước khi xả thải ra môi trường qua ống khói cao 20m. Phần dung dịch hấp thụ được tuần hoàn lại và được bổ sung NaOH thường xuyên nhằm đảm bảo đúng nồng độ cho quá trình xử lý.

Theo định kỳ phần dung dịch sẽ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải và thay thế bằng dung dịch mới. Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình xử lý được tận dụng để sấy khô các loại chất thải và bùn thải nhằm hạn chế việc phát thải nhiệt ra ngoài môi trường và tiết kiệm nhiên liệu cho quá trình xử lý

Cặn tro sinh ra từ quá trình đốt sẽ được tiến hành hóa rắn trước khi chôn lấp an toàn.


2. Xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn

 

Mô tả công nghệ

Chất thải cần hóa rắn được nghiền tới kích thước thích hợp, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá trình hòa trộn ướt. Quá trình khuấy trộn diễn ra làm cho các thành phần trong hỗn hợp hòa trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau thời gian hòa trộn cần thiết, hỗn hợp được cho vào các khuôn lập phương. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập.
 
Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn.


3. Xử lý nước thải


Mô tả công nghệ

Các loại nước thải được phân loại và chứa trong các thiết bị chứa riêng cho từng loại. Đây là công đoạn đơn giản nhưng giúp cho việc xử lý ở các công đoạn phía sau được thuận lợi, tiết kiệm được chi phí và tối ưu hóa công nghệ xử lý, bao gồm các loại sau:
-   Nước thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học;
-   Nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng cao;
-   Nước thải nhiễm dầu.
Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy vận hành theo dạng mẻ, tại mỗi mẻ xử lý nước thải sẽ được luân phiên dẫn vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi qua các giai đoạn xử lý tiếp theo.

Riêng đối với nước thải nhiễm dầu được thực hiện công đoạn tách dầu bằng quá trình tuyển nổi áp lực trước khi dẫn qua bể điều hoà.Nước thải được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải được thực hiện theo các phương án đề cập dưới sau:
-   Xử lý cơ học : lắng, lọc, tách pha và tuyển nổi.
-   Xử lý hóa lý : keo tụ.
-   Xử lý hóa học : oxi hóa bậc cao.
-   Xử lý sinh học : kỵ khí (UASB), hiếu khí và thiếu khí xử lý nitơ theo dạng mẻ với bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng. 


4. Xử lý bóng đèn huỳnh quang



Mô tả công nghệ

Quá trình xử lý bóng đèn huỳnh quang thải được thực hiện trong thiết bị xử lý kín gồm có 3 giai đoạn : (1) cắt bóng ; (2) chưng cất và (3) phân loại, thu hồi.

Đầu tiên bóng đèn được cho vào thiết bị cắt bóng nhằm phá vỡ lớp vỏ thuỷ tinh của đèn để giải phóng các chất có trong đèn gồm bột huỳnh quang, Hg và các khí trơ, trong quá trình cắt hơi thuỷ ngân phát sinh được dẫn vào hệ thống hấp thụ bằng than hoạt tính.

Hỗn hợp thuỷ tinh, đầu đèn, dây tóc và bột huỳnh quang được đưa qua thiết bị chưng cất ở nhiệt độ 375oC nhằm bay hơi hoàn toàn lượng Hg được hấp thu trong hỗn hợp. Toàn bộ Hg bay hơi tiếp tục dẫn qua thiết bị ngưng tụ thu hồi lại Hg.

Phần hỗn hợp sạch không chứa Hg được dẫn qua sàn phân loại phân loại riêng biệt bốn thành phần: thủy tinh, nhôm, đồng, và bột huỳnh quang. Nhôm, đồng và sắt được thu hồi và tái chế, riêng phần thủy tinh và bột huỳnh quang được tiếp tục mang đi hóa rắn và chôn lấp an toàn. 


5. Xử lý tái chế


Đối với các chất thải có khả năng tái chế, Công ty không ngừng nghiên cứu để đưa ra phương án xử lý tái chế hiệu quả nhất góp phần giảm thiểu tác động của chất thải đến môi trường và mang lại nguồn thu cho công ty.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ Phần vật tư thiết bị môi trường 13 - URENCO 13

Địa chỉ : 246 Tôn Đức Thắng - Phường Hàng Bột - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội
Nhà máy: Số 838 - Đường Phúc Điễn - Phường Tây Mỗ - Quận Nam Từ Liêm - Thành phố Hà Nội
Hotline : 02466861908 - Email : urenco13@urenco.com.vn

Bản đồ

rtchat